Đặc điểm Giàn khoan nửa chìm nửa nổi

Khi khoan trong môi trường nước sâu hơn khoảng 120 m các hệ thống vận hành thường được lắp đặt trên một công trình nổi, vì các kết cấu cố định thì không khả thi. Vào đầu thập niên 1950, tàu monohull đã được sử dụng giống như CUSS I, nhưng dao động của nó theo các đợt sóng lớn tăng lên đáng kể, chính vì thế cần một kết cấu giàn khoan ổn định hơn.

Giàn khoan bán tiềm thủy đạt được những tiêu chí đấy do khả năng nổi của nó dựa trên các phao dằn chìm dưới mặt biển để tránh tác động của sóng. Kết cấu thượng tầng (̣phần nổi bên trên) có thể được điều chỉnh cao hơn mặt nước biển do khả năng ổn định của nó như đã được thiết kế, và do đó phần nổi được giữ ổn định khỏi tác động của sóng. Các cấu trúc cột liên kết các phao và phần nổi.[1]

Với một cấu trúc đồ sộ nằm ở một độ sâu cho trước dưới mực nước biển, giàn khoan bán tiềm thủy ít chịu tác động của áp lực sóng hơn tàu bình thường. Với một vùng mặt nước nhỏ, giàn khoan bán tiềm thủy nhạy cảm đối với các thay đổi về tải trọng, và do đó phải cẩn thận chọn chiều của lực để duy trì độ ổn định. Không giống như tàu ngầm hay submersible, trong khi vận hành bình thường, giàn khoan bán tiềm thủy không bao giờ chìm hoàn toàn trong nước.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Giàn khoan nửa chìm nửa nổi http://www2.petrobras.com.br/Petrobras/ingles/plat... http://www.akersolutions.com/Internet/IndustriesAn... http://fogonazos.blogspot.com/2007/02/sea-giants_0... http://www.dockwise.com http://www.navybook.com/nohigherhonor/pic-servant.... http://www.oceanstaroec.com/fame/1998/collipp.htm http://www.oceanstaroec.com/fame/2000/semisubmersi... http://www.offshore-technology.com/features/featur... http://www.offshore-technology.com/projects/ http://www.imo.org